Bác sĩ khuyên cách ứng phó bệnh thủy đậu ở trẻ em khoa học, hiệu quả, không để lại sẹo

Mục lục

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Thời điểm bùng phát của bệnh thường vào mùa đông xuân. Tại các bệnh viện, số ca mắc thuỷ đậu có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm.

Vậy cha mẹ phải làm gì để ứng phó với căn bệnh này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của bác sĩ Trần Việt – Bác sĩ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Nhi để biết cách phát hiện và xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu một cách khoa học, hiệu quả và không để lại sẹo.

Căn nguyên gây bệnh thủy đậu cho trẻ em là gì?

Bệnh thủy đậu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm trên da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh bởi nó truyền nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác qua không khí. Nếu không kiểm soát kịp thời và chặt chẽ, thủy đậu có nguy cơ bùng phát thành dịch

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Khoảng 80% bệnh nhân là trẻ em dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, người lớn thậm chí là phụ nữ mang thai cũng có thể bị lây nhiễm căn bệnh này.

Phụ nữ trong thời gian thai kỳ mà mắc thủy đậu có nguy cơ lây truyền cho thai nhi rất cao thông qua nhau thai và để lại các biến chứng nặng nề cho đứa trẻ.

Theo ghi nhận có hơn 90% người dân chưa được tiêm phòng vacxin có nguy cơ nhiễm bệnh. 

Bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần nếu được điều trị và chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi.

Những người đã từng bị thủy đậu rất hiếm khi tái phát bệnh bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh.

Nhưng virus Varicella Zoster (VZV) sẽ xâm nhập, tồn tại ở hệ thống rễ dây thần kinh và tái hoạt động  gây bệnh zona khi hệ miễn dịch suy yếu.

“Điểm mặt” những con đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu cho trẻ em

Bệnh thủy đậu lây nhiễm trực tiếp giữa người với người thông qua đường không khí. Khi người khỏe mạnh sẽ bị bệnh nếu mắc nước bọt từ bệnh nhân thủy đậu khi họ hắt hơi, ho…họ cũng có khả năng bị nhiễm bệnh cao.

Bên cạnh đó, việc vô tình tiếp xúc với chất dịch trong mụn nước của bệnh nhân cũng là một trong những con đường lây nhiễm thủy đậu.

Ngoài ra, sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo hay ăn uống…với người nhiễm bệnh cũng làm tăng nguy cơ cao khiến trẻ mắc phải căn bệnh này. 

Chẩn đoán bệnh thủy đậu chính xác 99% thông qua các biểu hiện này.

Bệnh thủy đậu diễn biến qua 4 giai đoạn, dựa vào những dấu hiệu nhận biết dưới đây, cha mẹ có thể phán đoán diễn biến bệnh của con

– Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, người bệnh chưa xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào.

– Gia đoạn khởi phát: Tương tự như những trường hợp nhiễm vi rút khác, bệnh nhân có những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, đau mỏi cơ và phát ban đỏ có đường kính vài milimet sau 24 – 48 giờ. Một số trường hợp, trẻ  có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai.

Những dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường khiến nhiều cha mẹ chủ quan, khinh “địch”. 

Bệnh thủy đậu ở trẻ em diễn biến qua 4 giai đoạn

– Giai đoạn phát bệnh: Sau 12 -24 tiếng tiếp theo, trên người bệnh nhân nổi các nốt hình tròn với đường kính từ 1 – 3 mm.

Sau đó, chúng sẽ phát triển thành các mụn nước, bóng nước. Những nốt này có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc rải rác vài nơi.

Mụn nước xuất hiện ở toàn thân, nhất là trên tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu.

Số lượng trung bình ở bệnh nhân thủy đậu thường là 100 – 500 nốt. Trường hợp bệnh tiến triển nặng như nhiễm vi trùng, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa mủ. Kèm theo đó là biểu hiện sốt cao, đau nhức toàn thân, chán ăn, nôn ói.

– Giai đoạn hồi phục: Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục.

Thời gian phục hồi kéo dài từ 3 – 4 ngày, vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ bị thâm sạm.

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.

>>> Xem thêm: Cha mẹ đã lường hết những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em?

Bác sĩ khuyên cách ứng phó thủy đậu ở trẻ em khoa học, hiệu quả!

Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nhi để chữa trị bệnh thủy đậu ở trẻ em sao cho hiệu quả, khoa học nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng, không để lại sẹo và giúp trẻ mau lành bệnh.

Chăm sóc tại nhà

– Người bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người cũng như tránh đến các khu vực công cộng.

– Cho trẻ nằm ở phòng thoáng, hạn chế tiếp xúc với nhiều người, tránh đến nơi công cộng.

– Nếu nhà có từ 2 trẻ trở lên, cần tách trẻ bị bệnh với các trẻ khác để tránh lây nhiễm. Thời gian cách ly từ 7 – 10 ngày tính từ ngày phát ban.

– Người chăm sóc bệnh nhân nên đeo khẩu trang N95 (đối với người chưa mắc thủy đậu) và đeo khẩu trang ngoại khoa (đối với người có tiền sử mắc bệnh hay đã tiêm ngừa thủy đậu).

– Tuyệt đối không để trẻ gãi các nốt mụn nước. Điều này khiến mủ vỡ và các vùng da lân cận bị nhiễm trùng. Với trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé đeo bao tay

– Cho trẻ mặc quần áo mềm mại, thấm mồ hôi. Vệ sinh da trẻ nhẹ nhàng, sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm và thay quần áo ngay trong phòng tắm để tránh việc trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến bệnh lý càng tồi tệ hơn.

Chế biến các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để chăm sóc trẻ bị thủy đậu

– Chế biến các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn rau xanh hoặc ép nước hoa quả cho uống.

– Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày.

– Vệ sinh, sát khuẩn đồ dùng cá nhân của trẻ bị bệnh như quần áo, bát, đĩa…

– Vệ sinh mũi họng sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, co giật, hôn mê, xuất huyết cần đưa ngay đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.

Điều trị bằng thuốc

Đối với các nốt đỏ trên cơ thể, mẹ có thể sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn cho trẻ để kháng viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo về sau.

Khi mụn nước vỡ thì dùng dung dịch xanh Methylen hoặc Castellani  bôi lên. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ.

Bôi Methylen hoặc Castellani lên các nốt mụn đã vỡ

Khi nốt mụn đóng vảy, mẹ có thể sử dụng kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa bôi cho con.

Trường hợp, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng kem trị ngứa có chứa Phenol.

Ngoài ra, trẻ nên được sử dụng Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% nhỏ mắt ngày 2 – 3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi.

Nếu bệnh nhân sốt cao có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, không dùng thuốc Aspirin hay các sản phẩm có chứa thành phần Aspirin để hạ sốt.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể được phòng tránh bằng những cách nào ?

Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, thủy đậu được ngăn ngừa hiệu quả bởi các loại vắc xin nhập ngoại cũng như trong nước sản xuất.

Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, cha mẹ có thể lựa chọn loại vắc xin phòng thủy đậu cho con phù hợp với túi tiền. 

Tiêm phòng vắc xin – cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả cho trẻ em

Đặc biệt, trẻ nhỏ cần phải được tiêm vắc xin phòng bệnh này. Khi tiêm, các phụ huynh cần theo dõi sức khỏe và ghi nhớ lịch tiêm cho trẻ

– Mũi 1: thực hiện khi trẻ được 1 tuổi.

– Mũi 2: Từ 1 đến 13 tuổi: sau khi tiêm mũi 1 ít nhất là tháng.

– Sau 13 tuổi: sau khi tiêm mũi 1 ít nhất là 30 ngày.

Đối với trường hợp chưa tiêm ngừa bệnh thủy đậu mà tiếp xúc với bệnh nhân mắc thủy đậu phải đi tiêm ngừa ngay trong vòng 3 ngày.

Lưu ý không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc chạm vào mụn nước của người mắc thủy đậu.

Bệnh nhân thủy đậu phải được cách ly với những người trong gia đình và cộng đồng. Phòng ở của bệnh nhân thủy đậu phải được vệ sinh sạch sẽ với dung dịch tẩy rửa.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách. Bố mẹ hãy chăm sóc cho trẻ cũng như bản thân thật kỹ lưỡng tránh nguy cơ lây nhiễm.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ, chi tiết và chính xác những kiến thức về bệnh thủy đậu ở trẻ em cho các bậc phụ huynh. 

Bệnh thủy đậu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý theo dõi và tiêm phòng cho con.

Chúc cha mẹ khỏe mạnh, các bé phát triển toàn diện!