Sỏi mật: Căn nguyên, dấu hiệu và các biến chứng nguy hiểm có thể bạn chưa biết!

Mục lục

Bạn có biết rằng sỏi mật chính là “kẻ thù” ngấm ngầm phá hoại cơ thể mình? Bởi nó không có biểu hiện không rõ ràng. Nếu chủ quan, khi phát hiện thì bạn đã ngã ngửa với những biến chứng mà nó gây ra cho cơ thể.

Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về bệnh sỏi mật, nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng của nó để biết cách phòng tránh nhé!

Bệnh sỏi mật là gì?

Sỏi mật sảy ra khi các muối canxi, sắc túi mật và Cholesterol trong túi mật kết tinh thành một thể rắn. 

Các viên sỏi này gây tắc ống túi mật và tạo ra những các cơn đau kéo dài hàng giờ liền cho người bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, nếu phát hiện kịp thời và điều trị sớm, bệnh sỏi mật Ngược lại, nếu không kịp thời chạy chữa, sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tuyến, ung thư túi mật, viêm túi mật cấp tính viêm tụy…gây tử vong cho con người.

Sỏi mật sảy ra khi các muối canxi, sắc túi mật và Cholesterol trong túi mật kết tinh thành một thể rắn

Sỏi mật có mấy loại?

Sỏi mật được hình thành từ các thành có trong dịch mật. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay có 3 loại sỏi như sau:

1. Sỏi cholesterol:

Đây là loại sỏi có thành phần chính là cholesterol (hàm lượng cholesterol  ≥ 70%) và cũng là loại sỏi nhiều người mắc phải nhất. Nó thường có màu vàng, hình thành do lượng cholesterol dư thừa không được hòa tan bởi dịch mật kết tinh lại cùng với 1 số thành phần khác.

2. Sỏi sắc tố (sỏi bilirubin):

Thành phần chính của loại sỏi này là bilirubin. Khi hàm lượng bilirubin trong mật quá cao, bilirubin sẽ kết hợp với các thành phần khác trong dịch mật như calci, để hình thành nhân sắc tố. Lâu dần lắng tụ và kết tạo thành những viên sỏi sắc tố với hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. 

3. Sỏi hỗn hợp: 

Đây là loại sỏi kết hợp giữa sỏi cholesterol và sỏi sắc tố. Trong thành phần của nó có chứa 30 – 70% thành phần sỏi là cholesterol còn lại là bilirubin.

>>> Xem thêm: Những phương pháp chuẩn đoán và cách điều trị bệnh sỏi mật hiệu quả cao và hiện đại nhất hiện nay

Căn nguyên nào gây ra sỏi mật?

Sỏi mật là bệnh phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi hơn so với nam giới. Thực ra có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi mật.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 80% sỏi ở túi mật được hình thành do tăng nhanh nồng độ Cholesterol, 20% còn lại liên quan đến sự thay đổi bất thường của Bilirubin và các yếu tố khác.

Sỏi ở túi mật được hình thành do tăng nhanh nồng độ Cholesterol và sự thay đổi bất thường của Bilirubin

1. Rối loạn Cholesterol

– Điều này xảy ra ở những đối tượng thường áp dụng các liệu trình giảm cân nhanh chóng. Điều này có thể khiến gan tạo ra nhiều Cholesterol hơn bình thường, dẫn đến hình thành sỏi mật.

– Nguyên nhân khác có thể dẫn đến sỏi túi mật là do các tác động gây tăng nồng độ Cholesterol trong máu một cách bất thường và nhanh chóng.

– Với phụ nữ ở độ tuổi sinh nở hay áp dụng các biện pháp phòng tránh thai do tác dụng phụ của thuốc khiến nồng độ Cholesterol tăng và dẫn đến nguy cơ tồn đọng mật ở túi dự trữ.

– Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có thói qurn nạp vào cơ thể số lượng lớn thực phẩm chứa hàm lượng Cholesterol cao hay các chất béo động vật.

2. Do các bệnh lý khác

– Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi mật. Chứng bệnh này dẫn đến việc làm rỗng túi mật gặp nhiều khó khăn.

– Các bệnh như đái tháo đường, thiếu máu tán huyết, xơ gan, thiếu máu hồng cầu hình liêm…gây ra những biến chứng ở mật.

– Bệnh nhân thường xuyên sử dụng nhóm thuốc có chứa các gốc Clofibrate, Estrogen,…

3. Do chế độ ăn uống bất hợp lý

– Thói quen ăn uống không điều độ và mất cân bằng dinh dưỡng như ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, không có lợi cho gan, mật…dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết túi mật.

– Không uống đủ nước khiến các chất cặn bã lắng đọng trong cơ thể tạo thành sỏi mật.

– Lạm dụng các chất kích thích, rượu bia gây phá hủy tế bào gan, mật.

4. Tinh thần bất ổn, lối sống không lành mạnh

– Những người thường xuyên lo âu, căng thẳng dồn nén trong thời gian dài sẽ khiến dịch mật tiết ra kém chất lượng. Điều này khiến cho quá trình hình kết tinh chất rắn trong túi mật diễn ra nhanh hơn, hình thành nên sỏi.

– Bên cạnh đó, những người thường ngồi nhiều, ít vận động làm cho dịch mật ứ trệ tạo điều kiện cho cholesterol kết tủa. Đây là nguyên nhân sỏi mật chủ yếu, gây đau đớn cho bệnh nhân khi đi vào ống mật.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh bắt nguồn từ yếu tố huyết thống.

Nhận diện bệnh sỏi thận qua những dấu hiệu sau

Bạn hãy chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và cơ thể, nếu thấy những biểu hiện sau thì rất có thể bạn đang mắc sỏi thận.

1. Thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng bất thường

Người bị bệnh sỏi mật thường xuất hiện những cơn đau bụng bất thường

Khi mắc sỏi thận, bệnh nhân thường bị đau nhức dữ dội ở vùng hạ sườn phải hay vùng thượng vị (vị trí nằm giữa rốn và xương ức). 

Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, đặc biệt là khi ăn những món ăn nhiều dầu mỡ hoặc chất béo. Nhưng đôi khi, những cơn đau bất ngờ về đêm dẫn đến mất ngủ, gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng. 

Khi các viên sỏi mắc kẹt ở cổ túi mật làm xuất hiện những cơn đau kéo dài từ 30 phút đến vài giờ.

2. Bị rối loạn hệ tiêu hóa

Sỏi mật xuất hiện là nguyên nhân gây cản trở sự di chuyển dịch mật đến hệ tiêu hóa. Từ đó gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn…nhất là sau khi ăn những món ăn chứa nhiều dầu mỡ. 

3. Các biểu hiện khác

Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân bị mắc sỏi mật cũng thường hay có những dấu hiệu sau: 

– Có triệu chứng vàng da. Tuy vào tiến triển bệnh mà mức độ vàng da của người bệnh khác nhau.

– Ngoài vàng da, bệnh sỏi có thể đi kèm theo hiện tượng đi ngoài ra máu, ngứa ngáy.

– Người bệnh có thể bị sốt, cảm lạnh do viêm túi mật hoặc nhiễm trùng đường mật. Người bệnh thường sốt cao trên 38 độ kèm theo cảm giác ớn lạnh, vã mồ hôi nhiều.

– Nước tiểu có màu đậm, sẫm hơn bình thường.

Bệnh sỏi mật gây ra những biến chứng nguy hiểm thế nào?

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có tới 20% dân số thế giới  bị sỏi mật ít nhất một lần trong đời. 

Tuy nhiên, sự nguy hiểm của sỏi mật nằm ở chỗ nó ngấm ngầm phá hủy cơ thể bạn bởi nó không thường xuyên phát ra các “tín hiệu”. Điều này gây tâm lí chủ quan cho người bệnh.

Bởi vậy, nếu không thường xuyên khám và theo dõi sức khỏe định kỳ, người bệnh không có phác đồ điều trị lập tức và hiệu quả thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của mình.

1. Gây tắc ống dẫn mật:

Sỏi mật sẽ khiến cho diện tích lòng ống dẫn mật bị tắc nghẽn, gây cản trở quá trình lưu thông dịch mật từ gan tới túi mật, ống mật chủ, xuống tá tràng…

2. Gây thủng đường mật: 

Một hệ lụy nữa của căn bệnh này là các viên sỏi mật hình thành với nhiều góc cạnh và kích thước lớn. Khi chúng được cuốn theo dòng lưu thông của dịch mật sẽ gây ra những cọ sát vào thành đường mật gây thủng đường mật.

3. Gây rối loạn tiêu hóa: 

Bệnh nhân sỏi mật sẽ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, đau bụng…

Ngoài ra, sỏi mật gây tắc nghẽn đường dẫn mật nên dịch mật khiến nó không thể lưu thông xuống tá tràng để đáp ứng cho quá trình tiêu thụ thức ăn ở ruột già. Chính vì thế, người bệnh sẽ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, đau bụng…

4. Gây nhiễm trùng ổ bụng: 

Cuối cùng, là nó gây nhiễm trùng ổ bụng. Hệ lụy này xảy ra khi đường mật bị thủng và dịch mật bị tràn ra ổ bụng, vào các tạng xung quanh. Điều này vô cùng nguy hiểm vì người bệnh có thể nguy kịch tới tính mạng, dẫn tới tử vong.

Hy vọng thông qua bài biết trên, các bạn đã được cung cấp các kiến thức về bệnh sỏi mật một cách đầy đủ, khoa học và chính xác nhất. 

Hãy chú ý theo dõi và thăm khám định kỳ sức khỏe để phòng và tránh các bệnh nguy hiểm nói chung và sỏi mật nói riêng.

Chúc độc giả dồi dào sức khỏe!