Ân hận suốt đời do nguy cơ hoại tử chân vì đắp lá nam

Hậu quả của việc sử dụng lá nam trong điều trị vết thương ở chân là rất lớn. Nó có thể gây ra hoại tử chân thậm chí phải cắt bỏ.

Tìm hiểu ngay những thông tin qua bài viết của chúng tôi để tránh gặp phải vấn đề này nhé.

1. Dấu hiệu bị hoại tử chân

Sưng tấy nhiều có thể là dấu hiệu của hoại tử chân
Sưng tấy nhiều có thể là dấu hiệu của hoại tử chân

Chân bị hoại tử khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn và khó chịu. Bạn có thể nhận biết biến chứng này qua một số biểu hiện cụ thể sau:

Vết thương ở chân có mùi hôi:

So với vết thương thông thường, vết thương bị hoại tử ở chân sẽ có mùi rất hôi và khó chịu. Người bên cạnh cũng có thể ngửi thấy mùi hôi này.

Chân bị đau, nhức hơn rất nhiều:

Khi vết thương bị nhiễm trùng nặng và chuyển sang bị hoại tử, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu hơn so với vết thương ban đầu rất nhiều.

Bàn chân bị sưng tấy, chảy nước và có mủ:

Chân có mủ và sưng tấy nhiều là một trong những biểu hiện khá rõ của tình trạng vết thương đang bị hoại tử.

Cơ thể mệt mỏi và có thể bị sốt:

Nhiều trường hợp vết thương chuyển sang hoại tử khiến người bệnh bị sốt. Bạn có thể lắng nghe dấu hiệu này cùng với những biểu hiện trên để xác định đúng mức độ.

2. Tại sao đắp lá nam có thể dẫn đến hoại tử chân?

Theo dân gian, một số lá như: trầu không, diếp cá… là các loại lá có khả năng sát khuẩn và hạn chế viêm nhiễm. Thế nhưng sử dụng những lá này để điều trị vết thương là cách làm thiếu khoa học, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.

Sử dụng lá sim (tên gọi khác) đắp lên vết thương có thể khiến chân bị hoại tử
Sử dụng lá sim (tên gọi khác) đắp lên vết thương có thể khiến chân bị hoại tử

Lá nam chứa nhiều vi khuẩn:

  • Lá nam mặc dù được rửa sạch thậm chí ngâm nước muối vẫn chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc.
  • Đắp những lá này lên vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng dẫn đến vết thương ở chân bị nhiễm trùng.
  • Những vi khuẩn có trên lá nam có thể khiến vết thương bị viêm nhiễm lan rộng ra, thậm chí có thể bị nhiễm trùng huyết, áp-xe và hoại tử.

Lá nam gây kích ứng:

  • Chân bị thương vốn dĩ đã rất nhạy cảm. Nhiều lá cây có thành phần gây kích ứng. Vì thế khi đắp lên, vết thương ở chân sẽ trở nên ngứa ngáy rất khó chịu và dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Đắp lá nam lên không những không giúp cho vết thương mau lành hơn mà còn khiến làn da ở chân trầy xước tổn thương thêm thậm chí là để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Lá nam khiến vết thương bị nóng:

Nhiều người có suy nghĩ khi vết thương bị sưng nóng, đắp lá nam lên sẽ nhanh dễ chịu hơn tuy nhiên đó chỉ là cảm nhận bên ngoài. Trên thực tế, sau khi đắp lá nam vết thương sẽ bị xơ hóa bên trong dẫn đến nhiễm trùng.

Kết luận:

Sử dụng lá nam để đắp lên vết thương là rất nguy hiểm. Nó khiến vết thương bị nhiễm trùng thậm chí dẫn đến hoại tử chân ở các vị trí như: Móng chân, ngón chân và bàn chân.

3. Hướng dẫn cách xử lý và chăm sóc vết thương ở chân

Chân bị hoại tử là do vết thương bị nhiễm trùng quá nặng. Để tránh việc phải lo lắng bị hoại tử chân có chữa được không bạn nên xử lý vết thương kể cả những vết xước nhỏ sạch sẽ ngay từ đầu nhằm tránh nhiễm khuẩn về sau.

Thay băng thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm khuẩn ở chân
Thay băng thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm khuẩn ở chân

Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn xử lý và chăm sóc vết thương đúng và an toàn.

Vệ sinh vết thương:

Sử dụng dung dịch nước muỗi pha loãng để loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn có thể bám trên vết thương ở chân. Sau đó lấy khăn sạch nhẹ nhàng lau khô vết thương.

Sát trùng vết thương:

  • Thoa một lớp mỏng thuốc kháng sinh lên vết trầy xước để sát trùng vết thương. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi cho chân bị hoại tử dành cho cả trẻ em và người già bạn có thể tham khảo.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý chọn loại thuốc phù hợp để tránh làm vết thương bị dị ứng và trở nên nghiêm trọng hơn.

Băng bó vết thương:

Sử dụng băng gạc để băng bó vết thương cẩn thận nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Thay băng thường xuyên:

Cần thay băng thường xuyên để tránh tình trạng băng dính bụi bẩn gây nhiễm trùng vết thương ở chân.

Theo dõi tình trạng vết thương:

Sau khi xử lý vết thương xong cần phải theo dõi diễn biến của vết thương ở chân. Nếu sau 3-7 ngày, vết thương không thuyên giảm ngược lại có dấu hiệu nhiễm trùng hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Các bài thuốc từ dân gian không phải lúc nào cũng đúng. Sử dụng lá nam để đắp lên vết thương là một trong số đó. Hãy cập nhật kiến thức chuẩn khi điều trị vết thương để tránh dẫn đến trường hợp hoại tử chân đáng tiếc bạn nhé.