Mục lục
Chế độ ăn dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho ngón tay bị hoại tử mau lành và nhanh chóng bình phục hơn.
Tuy nhiên, có rất nhiều thực phẩm được xếp vào danh sách những món ăn kiêng kỵ mà người đang bị nhiễm trùng phải tránh xa.
Tìm hiểu ngay xem đó là những món ăn gì qua bài viết này nhé!
1. Dấu hiệu hoại tử ngón tay

Ngón tay bị hoại tử khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn. Đồng thời, nó khiến cho cuộc sống của bạn trở nên rất khó khăn và bất tiện. Triệu chứng của ngón tay bị hoại tử rất rõ ràng và có thể nhận biết được:
- Vết thương ở ngón tay có dấu hiệu sưng rất to và đỏ. Vết thương ban đầu sẽ lan rộng ra cả ngón tay đang bị thương.
- Tại vị trí của ngón tay bị thương sẽ xuất hiện rất nhiều dịch và mủ với mùi tanh hôi khó chịu.
- So với vết thương ban đầu ngón tay bị hoại tử sẽ đau nhức dữ dội hơn rất nhiều.
- Chỉ trong một thời gian ngắn, ngón tay bị hoại tử sẽ bong tróc và nhăn nheo.
- Trong nhiều trường hợp, ngón tay bị nhiễm trùng nặng còn khiến cơ thể người bệnh bị sốt cao và mệt mỏi.
2. Những thực phẩm người bị hoại tử ngón tay nên tránh xa
2.1. Rau muống
Rau muống là thực phẩm đầu tiên được xếp vào nhóm những món ăn kiêng kỵ đối với người đang có ngón tay bị hoại tử. Rau muống làm vết thương dễ bị sẹo lồi. Nếu không muốn ngón tay bị xấu xí thì nên tránh xa món ăn này.
2.2. Thịt bò
Ăn thịt bò có khả năng để lại vết sẹo thâm ở ngón tay. Để tránh cho tình trạng hoại tử đầu ngón tay lâu lành và bị sậm màu thì bạn không nên ăn thịt bò.

2.3. Trứng
Trứng dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nó lại khiến cho ngón tay bị nhiễm trùng trở nên loang lổ gây mất thẩm mỹ rất nhiều.
2.4. Thịt gà và đồ nếp
Ăn thịt gà và đồ nếp khiến cho ngón tay bị thương của bạn bị ngứa ngáy rất khó chịu. Vì vậy, thịt gà và đồ nếp được xếp vào nhóm những thực phẩm mà người bị nhiễm trùng ngón tay nên kiêng nếu muốn nhanh khỏi.
3. Thực phẩm giúp ngón tay hoại tử mau lành hơn
Nhóm thực phẩm chứa chất đạm: Các thực phẩm chứa chất đạm (Cá, tép, lươn,…) và các loại đậu giúp cho tế bào mới mau được hình thành, vết thương mau được phục hồi.
Thực phẩm chứa vitamin A, B, E… như: Thịt, sữa, hoa quả và các loại rau có màu xanh giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể đồng thời chống lại các hiện tượng mưng mủ và sưng viêm.
Thực phẩm chứa kẽm: Nghêu, sò, ngũ cốc có chứa một lượng kẽm lớn giúp vết thương khỏi.

Lời khuyên:
- Việc kiêng khem một số loại thực phẩm có thể giúp vết thương mau lành hơn.
- Tuy nhiên, không nên kiêng khem quá đà dẫn đến thiếu chất, ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi của cơ thể.
- Trong trường hợp này, có thể sử dụng các loại TPCN để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Hướng dẫn cách chăm sóc ngón tay bị hoại tử

Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn có thể tham khảo một số tip dưới đây để ngón tay bị hoại tử sớm được hồi phục trở lại:
Luôn giữ ngón tay bị thương sạch sẽ:
Ngón tay bị hoại tử phải luôn được sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng. Bạn nên vệ sinh vết thương bằng cồn và oxy già thường xuyên.
Không vận động mạnh hay làm việc nặng:
Việc vận động mạnh có thể khiến cho ngón tay nhiễm trùng bị rách điều này khiến cho vết thương trở nên nặng hơn rất nhiều.
Không để ngón tay hoại tử bị ướt:
Nước có thể khiến cho ngón tay nhiễm trùng nặng hơn. Do đó, khi tắm bạn cần phải nhẹ nhàng và cẩn thận tránh để nước dính vào ngón tay bị thương.
Không sử dụng thuốc dân gian đắp lên vết thương:
Một số người sử dụng các loại lá như diếp cá, mồng tơi để đắp lên vết thương. Tuy nhiên, nó không làm vết thương nhanh lành hơn mà khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng.
Không cạy, bóc khi vết thương đóng vảy:
Việc bóc lớp vảy ở khu vực ngón tay bị hoại tử là rất nguy hiểm. Hành động này làm cho ngón tay bị chảy máu, vết thương lâu lành và còn để lại sẹo.
Ngón tay bị nhiễm trùng nặng phải được chăm sóc kỹ càng để tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng. Từ những thông tin trên, chúng tôi tin rằng bạn đã biết phải làm gì nếu không may bị hoại tử ngón tay.