Nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh viêm loét dạ dày?

Mục lục

Người bị viêm loét dạ dày, đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh là một trong những câu hỏi được nhiều bạn đọc gửi đến đội ngũ chuyên gia “Có bệnh phải chữa”. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây. Mời độc giả cùng theo dõi!

Bệnh viêm loét dạ dày là có nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), sử dụng nhiều thuốc kháng sinh và thuốc Tây trong một thời gian dài, căng thẳng lâu ngày…Đặc biệt, thói quen ăn uống, sinh hoạt phản khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ăn uống không điều độ gây ra tình trạng tăng tiết acid, bào mòn niêm mạc, gây ra viêm loét. 

Để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.

Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Bệnh viêm loét dạ dày là những tổn thương gây viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Hiện tượng này xuất hiện khi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị bào mòn, để lộ ra lớp mô bên dưới.

Bệnh viêm loét dạ dày

Bên cạnh đó, viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa trong trường ổ loét đã lớn và chảy máu. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ xuất huyết tiêu hóa và có thể tử vong vì mất máu. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt tỷ lệ người cao tuổi bị bệnh này cao hơn người trẻ.

Dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Những dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày cụ thể như sau: hay ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân,thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi khó tiêu đều là những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Tuy nhiên, nhiều người thường không để ý đến những triệu chứng này.

Nhưng đến khi xuất hiện những cơn đau ở thượng vị thì đó là lúc niêm mạc đã bị tổn thương. Thêm vào đó là tác động của acid dạ dày khiến cho những cơn đau bắt đầu tăng lên khi quá đói hoặc quá no, sau đó có thể xuất hiện rất bất thường với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.

Ngoài ra, người bệnh còn bị nôn máu tươi hoặc máu đen, đi ngoài phân đen, hay bị chóng mặt, choáng váng. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ xuất hiện chứng xuất huyết tiêu hóa.

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Như đã nói ở trên thì chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, bạn nên chú ý ăn các loại thực phẩm tốt cho bệnh viêm loét dạ dày dưới đây để mau lành bệnh và tránh tái bị đau lại.

Nhóm thực phẩm chứa tinh bột 

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như cơm, cháo, bánh mỳ, xôi…bởi nó có khả năng giảm cơn đau và giúp cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Chú ý những cơm hoặc xôi cần được nấu chín mềm, cháo nấu lỏng thì sẽ tốt cho dạ dày hơn trong quá trình hoạt động và hấp thu dưỡng chất.

Khoai lang vừa là thực phẩm giàu tinh bột lại rất tốt cho dạ dày

Đặc biệt, khoai lang vừa là thực phẩm giàu tinh bột lại rất tốt cho dạ dày. Vì vậy, người bị viêm loét dạ dày nên thường xuyên ăn khoai lang.

Nhóm thực phẩm chứa Protein và chất béo thực vật
Protein (đạm) và chất béo từ thực vật cũng là một trong những nhóm chất mà người bị viêm loét dạ dày nên ăn. Bởi chúng có khả năng trung hòa Axit (Axit Clohidric) trong dịch vị dạ dày, làm giảm cơn đau của bệnh. 

Người bị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn thịt nạc thăn, tim lợn, thịt bò…Những thức ăn này vừa chứa nhiều Protein tốt cho dạ dày vừa chế biến được nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần ăn có thực phẩm chứa nhiều chất béo thực phẩm có lợi cho dạ dày, giúp kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa như dầu dừa, dầu ô liu, quả bơ, trứng gà…Đặc biệt, cá hồi rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày bởi nó chứa Omega -3 có khả năng giảm tổn thương tại vùng loét.

Tuy nhiên, bạn cũng cần ăn lượng vừa phải, tránh lạm dụng để tránh tình trạng khó tiêu.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Ngoài tinh bột, Protein và chất béo thực vật, người bị viêm loét dạ dày nên ăn các thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất. Khi bị viêm loét dạ dày, khả năng hấp thụ các dưỡng chất và tiêu hóa của người bệnh kém, việc thường xuyên ăn nhóm thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hóa được chữa lành, dần dần phục hồi.

Rau củ quả làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn nhiều loại rau củ có màu đỏ, vàng, màu xanh đậm như cải bắp, rau cải, cải xanh, cà rốt, bí đỏ…Ngoài ra, những loại quả tốt cho bệnh viêm loét dạ dày như bơ, chuối, đu đủ, thanh long…là những thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, kẽm, acid folic có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng. 

Lưu ý người bị viêm loét dạ dày nên ăn rau củ quả luộc bởi ăn nhiều món xào không tốt cho bệnh lý này.

Nên nấu chín các loại rau củ này bằng cách luộc hoặc hấp sẽ tốt cho bệnh viêm loét dạ dày hơn là các món xào.

Các thực phẩm có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn những thực phẩm có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn để chữa lành hệ tiêu hóa, cụ thể như sau:

Theo các tài liệu y khoa, cải xanh có chứa hợp chất Isothiocyanate Sulforaphane có khả năng kháng viêm đồng thời tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.  

Tỏi cũng được nhiều nhà khoa học chứng minh về khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường đề kháng cho dạ dày và cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Bên cạnh đó, sữa chua, mật ong và nghệ cũng là những thực phẩm rất có lợi cho dạ dày. Theo các chuyên gia, sữa chua giúp tăng vi khuẩn tốt trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa đồng thời giảm GERD (trào ngược dạ dày) xoa dịu cơn đau.

Trong khi đó, mật ong  chứa các chất chống oxy hóa. Nó có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. làm lành vết loét và thúc đẩy dạ dày hoạt động ổn định.

Nghệ có chứa Curcumin – chất kháng viêm, chống oxy hóa với khả năng bổ sung màng bảo vệ dạ dày, giảm hình thành vết loét mới, giảm sự kích thích dạ dày gây khó chịu, đau đớn.

Trong Đông Y, người ta còn kết hợp nghệ và mật ong để tạo thành bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, được nhiều người áp dụng và đạt được kết quả cao.

Nhóm thực phẩm chứa Flavonoid

Cuối cùng là nhóm thực phẩm Flavonoid có khả năng chống oxy hóa cao, ngăn cản khuẩn HP phát triển, rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Những thực phẩm chứa nhiều Flavonoid như rau cần tây, táo, hành tây, việt quất, quả anh đào…

Hãy uống đủ nước mỗi ngày

Người bị viêm loét dạ dày có biểu hiện như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn..gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, mất sức. Trong nước có một số chất điện giải sẽ giúp giải quyết tình trạng này. 

Ngoài ra, nước còn giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn. Vì vậy, người bệnh nên uống từ 2-2.5 lít nước lọc mỗi ngày.

Các loại nước ép, trà thảo mộc tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Ngoài nước lọc, người bị viêm loét dạ dày nên uống các loại nước ép giàu vitamin và khoáng chất để cơ thể khỏe mạnh, cải thiện hệ tiêu hóa. Trong khi đó, nhiều loại trà thảo mộc cũng có công dụng xoa dịu cơn đau mà viêm loét dạ dày gây ra, cụ thể như sau:

  • Nước ép nha đam: Nha đam (lô hội) có chứa các hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn, đặc biệt là tinh chất làm se. Vì vậy, lô hội được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chữa nhiễm trùng, chảy máu trong. Đối với người bị viêm loét dạ dày, nha đam có khả năng làm dịu dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa, chữa táo bón, giảm đau bụng. 
  • Nước ép đu đủ: Theo các chuyên gia, đu đủ tốt cho hệ tiêu hóa. Nó có khả năng làm giảm các biểu hiện nôn, buồn nôn, đầy hơi gây khó chịu. Bên cạnh đó, dưỡng chất có trong đu đủ cũng thúc đẩy nhanh việc làm lành vết viêm loét, ngăn chặn các cơn đau thường gặp.
Nước ép chuối ngăn ngừa được các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu
  • Nước ép chuối: Chuối vừa thơm ngon, vừa ngăn ngừa được các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu…Bạn nên uống mỗi ngày 1 ly nước ép chuối để dạ dày hoạt động trơn tru hơn.
  • Trà gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa. Khi bạn uống trà gừng mỗi ngày sẽ giảm bớt được các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra.
  • Trà bạc hà: Nếu bị buồn nôn, khó tiêu, ói mửa, bạn nên một cốc trà bạc hà. Lá bạc hà là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc khắc phục các triệu chứng đau dạ dày.
  • Trà hoa cúc: Có khả năng làm dịu cơn đau tức thời.
  • Trà xanh: Trà xanh có các chất tác dụng kháng viêm, làm giảm đau dạ dày rất tốt.

>>> Xem thêm: Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng bằng thuốc nam hiệu quả hay chỉ là bịp bợm

>>> Xem thêm: [Vạch trần] Hạt sành (sang) có thật sự chữa đau dạ dày, đại tràng hiệu quả không?

Những thực phẩm đại kỵ đối với người bị viêm loét dạ dày

Trái ngược lại với những thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày thì những nhóm thực phẩm cần phải tránh xa kẻo bệnh tình ngày một trầm trọng, thậm chí gây ra tử vong cho bệnh nhân.

Nhóm các thực phẩm khó tiêu

Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn những thức ăn khó tiêu như khoai tây chiên, gà chiên, các loại thịt chiên được chế biến sẵn…bởi những loại thức ăn này không chỉ khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch mà nó còn mang đến lại những ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. Bên cạnh đó, những thực phẩm chưa được nấu chín hoặc cứng cũng khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn bình thường, những vết loét nghiêm trọng hơn.

Bạn chỉ nên ăn các đồ ăn đã được nấu chín, mềm, lỏng để dạ dày tiêu hóa nhẹ nhàng, tránh tổn thương.

Các chất kích thích

Chất kích thích được liệt vào danh sách những đồ ăn đại kỵ của người bị viêm loét dạ dày. Bởi khi uống bia rượu, cà phê và các chất có cồn khác, lượng axit trong dạ dày tăng nhanh chóng. Chúng kích thích niêm mạc dạ dày khiến bệnh nhân đau quặn bụng âm ỉ hoặc dữ dội, ợ nóng, buồn nôn, chán ăn. 

Thuốc lá gây viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP

Bên cạnh đó, thuốc lá cũng là “thủ phạm” khiến bệnh viêm loét dạ dày ngày một trầm trọng. Bởi trong khói thuốc lá chứa hàm lượng chất độc Nicotin rất cao. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng Nicotin kích thích sản sinh nhiều chất Cortisol – tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu như người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP.

Nguyên tắc ăn uống người bị viêm loét dạ dày cần ghi nhớ

Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống mà người bị viêm loét dạ dày cần ghi nhớ để tránh tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần.

  • Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp sẽ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
  • Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
  • Không để bụng quá đói bởi khi đó dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu.
  • Không ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
  • Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
  • Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa.

Bài viết vừa chính xác, khoa học và chi tiết trên là lời giải đáp cho những thắc mắc của các bạn đọc về việc người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì.

Để có bệnh viêm loét dạ dày mau khỏi, bạn cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, tránh các chất kích thích, thức ăn cứng, khó tiêu. Hãy cố gắng kiêng khem trong một thời gian để hệ tiêu hóa ổn định, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chúc độc giả dồi dào sức khỏe!