Mẹ đã biết hết những nguyên nhân và cách điều trị táo bón cho trẻ?

Táo bón là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Táo Bón không phải là vấn đề quá nghiêm trọng Nhưng nếu bố Mẹ chủ quan để bệnh lý này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. 

Hãy cùng “ Có bệnh phải chữa” tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị triệt để bệnh táo bón cho trẻ.

I. Nguyên nhân ăn táo bón ở trẻ mẹ cần “nằm lòng”

Căn nguyên của bệnh táo bón ở trẻ  khá nhiều nhưng được chia làm 2 loại chính nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

1. Táo bón thực thể: Táo bón có liên quan về cường giáp bệnh thần kinh ổ bụng, ở ruột… 

– Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Trẻ mắc bệnh này thường bị nhẹ cân so với trẻ bình thường.  Chúng có thể bị ói mửa hoặc kích thích phân nhỏ hơn. Những trẻ bị bệnh này cần phải mổ, Nếu để lâu ngày không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng từ đó có thể gây thủng ruột.

– Bệnh cường giáp: Ngày làm sạch hoạt động của các cơ ruột cùng với các triệu chứng khác, Từ đó khiến trẻ thường xuyên bị táo bón hơn so với trẻ phát triển bình thường.

– Tiểu đường: Táo bón cũng có thể dễ gặp phải đối với những trẻ có bệnh lý đái tháo đường 

– Bệnh thần kinh và các bệnh liên quan đến thần kinh: Trẻ bị bệnh bại não, chậm phát triển trí tuệ hoặc có các vấn đề về cột sống thì thường bị mắc táo bón nặng. Đối với những trẻ bị rối loạn vận động cũng khiến cho cử động đường ruột bất thường và thiếu đi sự phối hợp vận động ruột gây ra táo bón.

Táo bón khiến trẻ đau đớn và khó chịu mỗi lần đi đại tiện

2. Táo bón chức năng: Khác với táo bón thực thể táo bón chức năng là do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ gây ra.

– Trẻ sơ sinh thường bị táo bón khi ăn thức ăn đặc một cách đột ngột đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh lần đầu ăn thức ăn đặc. Bé cũng có thể bị táo bón khi cai sữa mẹ bởi sữa mẹ vừa là nguồn dưỡng chất vừa là nguồn nước thiết yếu của trẻ nhưng nay đã cai nên không thể cung cấp đầy đủ cho cơ thể.

–  Đối với những trẻ trẻ đang uống sữa công thức các thành phần protein khác nhau đâu có thể là nguyên nhân gây ra táo bón đặc biệt với trẻ sơ sinh dùng nhiều sữa công thức trị táo bón phân thường có màu xanh và cứng.

– Hành vi lý nhịn giữ phân do trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to cứng hơn. Trẻ nhịn phân ở trong ruột càng lâu thì khi trẻ đi vệ sinh cả đau buốt hơn. Hậu quả là trẻ bị táo bón mãn tính.

– Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón.  chất xơ từ các loại rau củ quả vừa góp phần làm tăng thể tích cho phân có tác dụng làm mềm phân.  Nếu trẻ không được hấp thụ lượng khoáng chất và vitamin thiết yếu từ rau củ quả sẽ dễ sinh và táo bón.

– Táo bón cũng thường xảy ra đối với những trẻ lười uống nước, bị mất nước.

– Trẻ căng thẳng và ít vận động, đặc biệt sau bữa ăn.

II. “Bắt bệnh” táo bón của trẻ thông qua những dấu hiệu nào?

Táo bón ở trẻ nhỏ dễ dàng nhận biết với những biểu hiện như sau:

– Trẻ đi đại tiện dưới 3 lần/tuần. Với trẻ đang bú mẹ không đi vệ sinh trong 1 tuần còn với trẻ bú bình là 3 ngày. 

– Trẻ  đau rát hậu môn khi đi đại tiện. Đối với trẻ sơ sinh mẹ có thể nhận thấy bé bị táo bón khi bé rên nhẹ và mặt ửng đỏ khi đi ngoài.

– Bụng sưng, đầy hơi.

– Trẻ khó chịu, khóc lóc, tốn nhiều sức rặn khi đi đại tiện.

– Phân bé khô, cứng, sần thậm chí có hạt lổn nhổn.

Đặc biệt, nếu trẻ bị són phân chứng tỏ trẻ bị táo bón nặng do tắc ruột.

III. Điều trị dứt điểm chứng táo bón cho trẻ

Để điều trị dứt điểm chứng táo bón cho trẻ có rất nhiều cách. Nhiều mẹ khi con bị táo bón thường sử dụng các thuốc trị táo bón, thuốc làm mềm phân, thụt hậu môn…Tuy nhiên, tất cả những phương pháp này chỉ giúp “chữa cháy” tạm thời chứ không điều trị dứt điểm được bệnh táo bón.

Hơn nữa, nếu tiếp tục lạm dụng những phương pháp này, trẻ sẽ bị phụ thuộc và có các tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mẹ nên áp dụng những cách sau để phòng và điều trị dứt điểm chứng táo bón cho trẻ:

– Nếu trẻ đang bú bình, hãy thử loại sữa công thức khác hoặc vừa kết hợp cho con bú sữa mẹ vừa uống sữa công thức. Bởi sữa mẹ có chứa những thành phần cân bằng chất béo protein, chất xơ, nước… Điều này khiến phân trẻ mềm xốp, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể cho trẻ từ 4 tháng tuổi uống từ 1 -2 ounce nước mỗi ngày nhằm giảm và ngăn ngừa táo bón. Mẹ có thể massage bụng để đường ruột hoạt động tốt hơn từ đó có thể tống phân ra ngoài tự nhiên

Mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý như thêm rau củ quả vào khẩu phần ăn để tránh táo bón cho trẻ

– Trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, hãy chế biến thêm rau củ vào bột chứ đừng chỉ cho chỉ ăn các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc… Điều này khiến trẻ bị thiếu chất xơ. Lượng chất xơ được khuyến nghị là 14 gam cho mỗi 1000 calo trong chế độ ăn của con bạn. Để tránh tình trạng này, mẹ nên ép nước mận, lê…cho bé uống vừa giúp cơ thể bé hấp thụ được các vitamin và khoáng chất vừa trị táo bón hiệu quả.

– Khi trẻ lớn, mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý như thêm rau củ quả vào khẩu phần ăn của trẻ. Nếu trẻ lười ăn rau, mẹ hãy chịu khó trang trí và chế biến các món ăn ngon mắt hoặc xay sinh tố để kích thích trẻ ăn. Đừng quên nhắc trẻ uống đủ nước.Bên cạnh đó, hãy cho trẻ chơi những môn thể thao để cơ thể khỏe mạnh và kích thích đường ruột hoạt động trơn tru.

Táo bón là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Hy vọng thông qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ được nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm chứng táo bón cho trẻ.

Chúc cha mẹ và bé dồi dào sức khỏe!