Táo bón và căng thẳng, tưởng không liên quan mà liên quan không tưởng!

Có thể các bạn chưa biết: khi bạn bị căng thẳng cao và kéo dài có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu hóa chẳng hạn như buồn nôn, đau dạ dày, thay đổi nhu động ruột và gây nên chứng táo bón,

Các nhà nghiên cứu đã xác định các kết nối khác nhau giữa não và dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng táo bón . Một loạt các phương pháp điều trị và biện pháp khắc phục có thể giúp giảm táo bón do căng thẳng.

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập các mối liên hệ giữa căng thẳng và táo bón đồng thời hướng dẫn bạn các phương pháp điều trị hữu hiệu nhất.

I. Táo bón và căng thẳng có liên quan như thế nào?

Táo bón có các triệu chứng dễ nhận thấy như: 

– đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần

– phân khô, cứng hoặc vón cục

– cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện

– không đi đại tiện được

Nhiều yếu tố có thể gây táo bón nhưng nguyên nhân phổ biến của táo bón là mất nước, thiếu hoạt động thể chất và chế độ ăn uống nghèo nàn không đủ chất xơ.

Nhưng ít người biết rằng: căng thẳng cũng có thể dẫn đến táo bón. Khi căng thẳng tâm lý dẫn đến các triệu chứng thể chất. Chúng được gọi là các triệu chứng soma.

Những tác động mà hormone căng thẳng gây ra đối với cơ thể có thể gây ra táo bón. Ngoài ra, khi một người bị căng thẳng họ lại thường ăn uống thất thường hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh, ít tập thể dục hoặc ngủ, uống không đủ nước. Những yếu tố này càng làm chứng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Táo bón và căng thẳng có mối quan hệ mật thiết với nhau

Theo một bài báo trên tạp chí Expert Review of Gastroenterology & Hepatology , các nhà nghiên cứu đã xác định được mối liên hệ giữa căng thẳng và táo bón:

Trong những tình huống căng thẳng, tuyến thượng thận của cơ thể tiết ra một loại hormone gọi là epinephrine. Nó là “con dao 2 lưỡi”. Khi cơ thể khỏe mạnh, epinephrine giúp cơ thể vận chuyển máu từ ruột đến các cơ quan quan trọng chẳng hạn như tim, phổi và não. Nếu căng thẳng kéo dài, lúc này epinephrine khiến chuyển động của ruột chậm lại dẫn đến táo bón.

Để đối phó với căng thẳng, cơ thể tiết ra nhiều yếu tố giải phóng corticotropin (CRF) trong ruột. Hormone này tác động trực tiếp lên ruột, có thể làm chậm quá trình và gây viêm. Ruột có các loại thụ thể CRF khác nhau. Một số loại thụ thể này giúp tăng tốc các quá trình trong ruột trong khi các loại khác lại làm chậm và gây ra táo bón.

Căng thẳng làm tăng tính thấm của ruột. Khả năng thẩm thấu này cho phép các hợp chất gây viêm đi vào ruột, có thể dẫn đến cảm giác đầy bụng – một triệu chứng thường gặp khi bị táo bón.

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến các lợi khuẩn trong đường ruột. Nhiều người tin rằng căng thẳng có thể làm giảm số lượng lợi khuẩn. Do đó làm chậm quá trình tiêu hóa.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi như trẻ em đang trong độ tuổi đi học phải đối mặt với áp lực thi cử, người bị thất nghiệp, áp lực gia đình… có nhiều khả năng bị táo bón nhiều hơn những người có tinh thần ổn định, thoải mái.

II. Điều trị táo bón do căng thẳng hiệu quả nhất

Có nhiều cách để điều trị táo bón do căng thẳng. Trong đó, phương pháp hữu hiệu nhất là cải thiện chế độ ăn uống bao gồm ăn nhiều chất xơ, rau củ quả và uống đủ nước. Rượu, thuốc lá và thức ăn nhiều đường và chất béo đều có thể làm tăng nguy cơ táo bón và căng thẳng. Tránh hoặc hạn chế những món này có thể cải thiện cả hai triệu chứng trên.

Ngoài ra, bạn cần thường xuyên tập thể dục nhằm kích thích chuyển động trong ruột, giúp giảm táo bón ngoài ra nó còn có lợi cho trí não và giảm căng thẳng hàng ngày.

Thiền hoặc yoga là giúp giải tỏa căng thẳng, xua tan táo bón

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc nhuận tràng nhẹ nhàng , thuốc làm mềm phân… Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này không giải quyết được nguyên nhân cơ bản của táo bón. Sử dụng chúng quá lâu có thể làm giảm khả năng thải phân một cách tự nhiên của cơ thể.

Đặc biệt, khi bị táo bón, bạn đừng cố gắng ép bản thân đi vệ sinh bằng được, hãy thoải mái tâm lý và thả lỏng cơ thể để nhu cầu đại tiện tự nhiên. 

Căng thẳng và táo bón tưởng không liên quan nhưng lại liên quan bất ngờ. Hormone căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến nhu động ruột. Ngoài ra, mọi người thường có chế độ ăn uống thiếu chất, uống quá ít nước, ít vận động khi căng thẳng càng làm trầm trọng chứng táo bón.

Hãy thư giãn bằng việc tham gia hoạt động thể thao như thiền, yoga hay đọc sách…Ngoài ra, đừng quên xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh.

Chúc độc giả dồi dào sức khỏe!