Mục lục
Bài viết dưới đây mách bạn 3 nguyên tắc để chọn được loại thuốc trị lở loét ngoài da tốt nhất cho người già nhằm cải thiện nhanh chóng vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.
1. Một số loại thuốc trị lở loét ngoài da phổ biến nhất
1.1. Thuốc sát khuẩn
Cồn 70-75 độ:
- Cồn là chất lỏng có khả năng sát khuẩn. Nhiều người dùng cồn để vệ sinh vết lở loét cho người già.
- Sản phẩm này rẻ tiền nhưng vẫn có thể sát khuẩn được một số loại vi khuẩn trên vết thương.
Hạn chế:
Hiệu quả diệt khuẩn không cao, không dùng được cho những vết loét bị hở, dễ gây kích ứng cho da và gây. Ngoài ra, sử dụng cồn rất nguy hiểm và dễ gây cháy.
Oxy già:
- Oxy già là một chất oxy hóa dạng lỏng trong suốt có tác dụng sát khuẩn những vết thương.
- Oxy già có giá thành rẻ nhưng hiệu quả sát khuẩn nhanh và mạnh. Tuy nhiên, chúng dễ gây kích ứng da.

Thuốc sát khuẩn Povidon iod:
- Thuốc sát khuẩn Povidon iod là thuốc có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm.
- Thuốc sát khuẩn này an toàn, dùng được trên rất nhiều tổn thương ra như: vết lở loét, vết bỏng, vết thương hở,…
- Không làm tổn thương các mô hạt.
Hạn chế:
Tác dụng chậm. Sau khi bôi, da sẽ có màu nên rất khó để quan sát diễn biến của vết thương.
1.2. Thuốc mỡ kháng sinh
Thuốc mỡ kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da. Ưu điểm của thuốc mỡ là kháng sinh được hấp thụ trực tiếp trên da.
Thuốc mỡ kháng sinh có thể gây ra kích ứng với da nhạy cảm, thậm chí có thể gây sốc phản vệ.
2. Nguyên tắc khi chọn thuốc trị lở loét, hoại tử ngoài da cho người già

Chọn dung dịch sát khuẩn không phù hợp sẽ khiến cho vết loét thêm nặng thậm chí có thể bị hoại tử. Sản phẩm trị lở loét cho người già phải đảm bảo các yếu tố sau:
Có khả năng làm sạch và kháng khuẩn:
- Tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn thuốc trị hoại tử cho người già đó là khả năng phải làm sạch và diệt vi khuẩn.
- Thuốc chống loét có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh sẽ giúp cho vết thương mau lành hơn. Đồng thời cảm giác đau nhức của bệnh nhân được giảm đi rất nhiều.
- Sản phẩm phải có khả năng loại bỏ nhanh chóng và ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của những vi khuẩn gây nên bệnh lở loét.
Không gây xót, kích ứng da:
- Sức khỏe của người già phải nằm giường lâu ngày vốn đã rất suy yếu. Sử dụng loại thuốc xịt chống loét có đặc tính mạnh khiến làn da của người bệnh không thể chịu được và gây đau đớn rất nhiều.
- Các sản phẩm được dùng cho bệnh nhân phải đảm bảo yếu tố an toàn và lành tính, dịu nhẹ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Không làm tổn thương mô hạt:
- Hiện nay, có rất nhiều thuốc trị loét có khả năng kháng khuẩn tốt. Tuy nhiên, những sản phẩm này lại chứa hoạt chất có thể làm tổn thương mô hạt làm chậm quá trình sản sinh ra non.
- Khi lựa chọn thuốc bôi vết loét, có thể chọn sản phẩm có hiệu quả chậm nhưng phải đảm bảo sự dịu nhẹ để tránh xuất hiện những biến chứng trên cơ thể về sau.
Lưu ý:
Thuốc trị loét ngoài da chỉ có tác dụng bên ngoài. Trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm có thể phải dùng đến cả thuốc kháng sinh đường uống. Thời điểm này, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc người cao tuổi bị lở loét
Vết thương bị lở loét không được chăm sóc cẩn thận sẽ bị nhiễm trùng thậm chí bị hoại tử da. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn sản phẩm thuốc đặc trị lở loét phù hợp, bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận để tránh biến chứng.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ:
- Cơ thể của bệnh nhân nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây nhiễm trùng nặng. Người nhà của bệnh nhân phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh cơ thể bệnh nhân.
- Nên thay tã cho bệnh nhân từ 3-4h một lần sau đó vệ sinh và lau khô sạch sẽ vết lở loét.
- Hàng ngày nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau cơ thể và thay quần áo sạch sẽ cho bệnh nhân để tránh làm vết loét lan rộng hay nhiễm trùng thêm.
Hỗ trợ vận động:
- Người già khó khăn trong việc vận động. Tuy nhiên, tối thiểu phải thay đổi tư thế cho bệnh nhân ít nhất sau 2 giờ một lần. Đây là việc làm rất cần thiết để tránh vết thương bị tì đè trở nên trầm trọng hơn.
- Ngoài ra, thực hành các bài tập vật lý trị liệu đều đặn như xoa bóp bàn tay, bàn chân cũng sẽ hỗ trợ giảm tình trạng bị liệt giường ở người già.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp:
- Người già bị hạn chế nhiều về khả năng ăn uống. Cơ thể bị thiếu dinh dưỡng khiến các mô ở tế bào da bị mỏng đi rất nhiều dẫn đến tình trạng lở loét.
- Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin cho bệnh nhân thông qua các thực phẩm hàng ngày như: Thịt, cá, sữa, hoa quả và các loại rau xanh.
- Trường hợp bệnh nhân không tự ăn được, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đưa ra lời khuyên và những giải pháp hỗ trợ tốt nhất.
Chăm sóc sức khỏe cho người già yếu là một quá trình khó khăn cần sự tận tình, kiên trì của người nhà bệnh nhân.
Với những thông tin chia sẻ trên mong rằng bạn dễ dàng hơn khi chọn thuốc trị lở loét cho người già.