Mục lục
Khi nào trẻ mới hết khóc dạ đề? Có những cách chữa nào? Cách trị nào an toàn, hiệu quả nhất? Là một trong những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Bởi hiện tượng trẻ khóc dạ đề kéo dài mãi không dứt khiến không ít gia đình “điêu đứng” khi trẻ cứ khóc không ngừng nghỉ, không thể dỗ nín được!
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý và giấc ngủ của những thành viên khác trong gia đình.
Nhận biết trẻ khóc dạ đề
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề (khóc dạ đề colic) là hiện tượng trẻ quấy khóc nhiều giờ, dai dẳng, không nín, thường xuất hiện vào buổi chiều, tối hay ban đêm, trong giai đoạn từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi.
Biểu hiện của trẻ là khóc dữ dội kèm theo toàn thân trở nên ửng đỏ, cong lưng lại, hai tay nắm chặt còn hai chân co về phía bụng, bụng căng cứng, đó là dầu hiệu của những cơn đau.
Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề:
- Trẻ khóc liên tục, kéo dài, nhiều hơn 3 giờ/ ngày.
- Trẻ khóc nhiều hơn 3 ngày/ tuần
- Tình trạng khóc kéo dài 3 tuần/ tháng.

Theo các chuyên gia nhi khoa, đến nay vẫn chưa có một minh chứng khoa học nào có thể giải thích được nguyên nhân của chứng khóc kéo dài hàng giờ ở trẻ sơ sinh và cũng chưa có biện pháp điều trị hiệu quả vấn đề trên.
Giả thuyết được nhiều chuyên gia đồng tình nhất đó là hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh chưa thể thích ứng được với chế độ dinh dưỡng nhiều protein, chất dinh dưỡng trong sữa mẹ, sữa công thức đã khiến trẻ bị đầy hơi, đau bụng.
Phân biệt khóc dạ đề và khóc bệnh lý
Mặc dù những biểu hiện trẻ khóc dạ đề rất dễ nhận biết, tuy nhiên cha mẹ cũng không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường của trẻ.
Nếu trẻ khóc mà có thêm những biểu hiện sau thì bố mẹ cần lưu ý đến những bệnh liên quan, đặc biệt là đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi:
- Trẻ bị còi xương: Ngoài những biểu hiện quấy khóc đêm, ngủ kém, dễ bị kích thích, trẻ còn có các biểu hiện như: ra mà hôi vùng đầu, gáy, rụng tóc vành khăn…
- Trẻ bị lồng ruột: trẻ có biểu hiện quấy khóc dữ dội, có thể kèm theo nôn ói, khóc thét, bỏ bú, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, bụng nổi cục… Đối với trường hợp này, mẹ cần phải đưa trẻ đi cấp cứu càng nhanh càng tốt.
- Trẻ bị giun hoặc viêm ruột cấp: trẻ quấy khóc kèm theo các biểu hiện như: đau bụng, khóc thét, khóc không nhanh, không chậm, sắc mặt trắng bợt, vã mồ hôi, nôn mửa.
- Trẻ không cho sờ vào bụng, nếu mẹ sờ trẻ sẽ càng khóc to hơn. Khi trẻ rơi vào tình trạng trên mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra và có biện pháp tẩy giun kịp thời.
Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề
Theo các chuyên gia, hiện tượng trẻ khóc dạ đề không phải là kết quả của di truyền hay bất thường gì xảy ra trong quá trình mang thai hay phát triển của trẻ. Một số nguyên nhân được đưa ra nhằm giải thích cho việc này:
- Trẻ bị kích thích quá mức: Các chuyên gia cho rằng, những trẻ mới sinh có khả năng xây dựng cho mình một cơ chế tự bảo vệ, giúp trẻ không tiếp nhận âm thanh và ánh sáng từ môi trường xung quanh quá nhiều. Đó là môi trường gần giống trong bụng mẹ, giúp trẻ “an tâm” ăn và ngủ.
Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng khi các giác quan gần hoàn thiện, trẻ bị quá tải bởi các kích thích từ môi trường bên ngoài. Và để giải tỏa được những căng thẳng ấy, trẻ sẽ khóc, khóc, khóc mãi cho đến khi trẻ thích nghi và dần quen với những gì mà các giác quan của mình mang lại.

- Trào ngược dạ dày thực quản: Một số trẻ hay ợ trớ, ăn kém và hay khó chịu trong khi đang ăn hoặc sau khi ăn. Đây được coi là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ, nguyên nhân là do cơ thắt tại thực quản chưa hoạt động hiệu quả, khiến thức ăn dễ bị trào ngược ra ngoài.
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, thức ăn có thể đi qua ruột rất nhanh mà chưa kịp tiêu hoá hoàn toàn. Việc này khiến trẻ dễ bị đau vì có quà nhiều khí sinh ra, khiến trẻ đầy bụng, khó chịu, quấy khóc.
- Dị ứng thức ăn: Trẻ có thể bị dị ứng với protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Một số trẻ bú mẹ có thể bị dị ứng với một số món ăn trong khẩu phần ăn của mẹ, hay không dung nạp được lactose – một loại đường có trong sữa.
- Mẹ hút thuốc lá: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ các bà mẹ hút thuốc lá có con khóc dạ đề cao hơn các bà mẹ không hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng khả năng trẻ khóc dạ đề.
Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Giải pháp nào hiệu quả cho trẻ khóc dạ đề
Không một chuyên gia nào có thể cho câu trả lời chính xác bao lâu trẻ hết khóc dạ đề, có trẻ khóc 1 tháng, có trẻ khóc vài tháng. Tuy nhiên mẹ có thể tìm hiểu một số cách giúp phòng ngừa những lần khóc tiếp theo cũng như giúp trẻ thư giãn hơn, ít khóc hơn.
Những điều cần lưu ý trước khi chữa khóc dạ đề
- Theo dõi chế độ ăn hàng ngày của mẹ đối với những trẻ bú mẹ: Mẹ hãy chú ý tới một số thực phẩm có thể gây khó chịu cho bé như: rau họ cải, sô-cô-la, các thực phẩm gây dị ứng như sữa, đậu nành, trứng, đậu phộng, cá.
Nếu mẹ ăn những loại thực phẩm này mà bé khóc nhiều hơn thì hãy chuyển sang loại thực phẩm khác có thành phần dinh dưỡng tương tự mẹ nhé. - Đối với những trẻ uống sữa công thức: Hãy thử đổi loại sữa công thức khác xem sao, có thể bé bị dị ứng với một thành phần nào đó của sữa.

- Massage thư giãn cho trẻ: Đơn giản mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên bụng mình, nhẹ nhàng massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân, bụng giúp bé thả lỏng cơ thể, thư giãn hơn.
- Tăng cường vận động cho trẻ: Một vài đứa trẻ được giải tỏa căng thẳng khi vận động nhiều hơn. Mẹ hãy tìm hiểu các hoạt động phù hợp với độ tuổi của con, hoặc đơn giản chỉ là nhảy múa, lắc lư cùng con.
- Âm thanh trắng: Một tiếng động nhẹ nhẹ, đều đều lặp đi lặp lại sẽ giúp trấn an khi trẻ cáu kỉnh, khó chịu. Mẹ có thể cho trẻ nghe tướng nước chảy, shuu, tiếng quạt quay…
- Tạo không khí êm dịu: Tắt bớt đèn, hạn chế tiếng ồn xung quanh sẽ giúp bé thư giãn, giảm bớt kích thích.
- Tránh xa khói thuốc lá: Thuốc lá có thể là yếu tố kích hoạt một cơn khóc dạ đề dai dẳng.
4 mẹo tự chữa khóc dạ đề dân gian cho trẻ sơ sinh
Từ xưa, các bà các mẹ đã có những cách chữa khóc dạ đề dân gian bằng các bài thuốc thảo dược hoặc bằng tâm linh.
Nhiều mẹ cho rằng trẻ khóc như vậy là do bị “trêu”, yếu vía, nên mẹ hay tìm những cành cây dâu, con dao, chiếc đũa…để trên đầu giường để trấn an, “xua đuổi” điềm xấu, giúp bé bớt khóc hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng một số cách chữa khóc dạ đề dân gian sau đây:
- Chữa khóc dạ đề bằng lá trầu không: Dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm vừa đủ rồi ấp vào rốn trẻ. Sau đó, mẹ bế con vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm từ mẹ truyền sang cho con, khắc phục tình trạng quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
Mẹ có thể sử dụng cách này ngay sau khi tắm cho con hoặc vào thời điểm con đang quấy khóc, một lát sau là bé sẽ bớt quấy khóc và ngủ ngon hơn.

- Dùng lá chè tươi: Lá chè tươi trong dân gian được ví như một bài thuốc đa công dụng, từ việc đun sôi lá chè để lấy nước tắm trị rôm sảy, mụn nhọt cho đến việc trị quấy đêm, gắt ngủ ở trẻ. Mẹ nên chọn những loại lá non và nhỏ, rửa sạch. Sau đó cho vào miệng nhai nát, để vào rốn của trẻ, rồi dùng băng quấn cố định lại.
- Dùng gừng tươi: Gừng cũng được nhiều mẹ sử dụng để chữa khóc dạ đề ở trẻ nếu nguyên nhân khiến trẻ khóc là vì lạnh bụng, tiêu hóa kém. Mẹ chỉ cần 5gr gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái sợi, cho vào cốc cùng 15gr đường đỏ rồi đổ nước sôi, hãm 5 phút. Sau đó khuấy đều và cho trẻ uống trước khi đi ngủ
- Dùng củ hành tươi: Mẹ lấy 8 củ hành tươi (cả rễ) rửa sạch và thái nhỏ. Ninh nhừ gạo để nấu cháo, khi cháo chín thì cho hành và 3 lát gừng vào nồi, đun đến sôi thì tắt bếp. Cho trẻ sử dụng món cháo này sẽ giúp trị dứt điểm tình trạng khóc dạ đề.
Có cần sử dụng thuốc chữa khóc dạ đề cho trẻ?
Đa phần trẻ khóc dạ đề đều không cần chữa trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ quấy khóc kéo dài, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mẹ nên tìm hiểu 1 số sản phẩm được chiết xuất từ những thảo dược tự nhiên giúp giải quyết được những nguyên nhân: đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, kích thích quá mức…
Cha mẹ cần lưu ý: không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà trẻ khóc dạ đề kéo dài còn khiến trẻ phát triển trí não chậm hơn, không thông minh, nhanh nhẹn bằng những trẻ có giấc ngủ đầy đủ.
Vậy nên cha mẹ cần cho trẻ một giấc ngủ trọn vẹn, tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển toàn diện.