Mục lục
Trẻ khóc đêm nhiều khiến không ít ông bố bà mẹ cảm thấy stress vì mất ngủ kéo dài. Trẻ khóc đêm thường có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, dù vì bất kì nguyên nhân gì, nếu tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn hạn chế sự phát triển trí tuệ của trẻ.
10 Nguyên nhân có thể khiến trẻ khóc đêm
- Tiêu hóa kém
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu mẹ thấy bé thường khóc đêm, bụng phình to, cảm giác lúc nào bụng cũng như ăn no, hay đánh rắm thì rất có thể trẻ đang bị đầy bụng, chậm tiêu hóa.
Do hệ tiêu hóa chưa ổn định, hệ vi sinh đường ruột còn yếu, khiến trẻ không tiêu hóa được hết lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể, bởi vậy, trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, dẫn đến quấy khóc.
- Trẻ đái dầm

Trong quá quá trình chăm sóc bé yêu, không ít lần mẹ giật mình khi bé yêu khóc đêm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hay đái dầm, khi đó, nước tiểu khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không yên giấc.
Trẻ khóc là muốn đánh thức và thông báo với mẹ. Khi đó mẹ chỉ cần nhẹ nhàng thay tã mới cho bé, bé sẽ dễ chịu hơn và chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.
- Trẻ mọc răng sữa
Khi mọc những chiếc răng đầu tiên, dễ khiến trẻ khóc đêm, bởi khi đó, bé thường có biểu hiện sốt nhẹ và có cảm giác đau ở nướu.
Trong trường hợp này, mẹ nên lấy đá, chườm lên má để làm giảm cảm giác đau cho bé, khi đó sẽ ngoan hơn và ngủ sâu hơn.
Khi răng đã nhú lên rồi, cảm giác đau sẽ giảm dần, bé sẽ không quấy đêm nữa.
- Trẻ ngạt mũi
Thời tiết hanh khô, khiến trẻ hô hấp khó khăn, khó chịu và quấy khóc đêm. Khi bé bị ngạt mũi, bé sẽ chuyển sang hít thở bằng miệng, việc này khiến cổ họng bé bị khô, gây ho khan, khó chịu ở cổ họng, bé ngủ không ngon giấc.
Hàng ngày, mẹ nên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, giúp bé thông thoáng đường thở hơn nhé.

- Nhiệt độ phòng
Quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến trẻ quấy khóc đêm, ngủ không ngon giấc. Mẹ nên chú ý kiểm tra nhiệt độ phòng thường xuyên để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp.
Nhất là những ngày hè, thời tiết nắng nóng, các mẹ hay cho bé ngủ điều hòa, để nhiệt độ chênh lệch quá lớn với nhiệt độ bên ngoài.
Các mẹ nên để nhiệt độ phòng không nên thấp hơn 26 độ, và chú ý nên đắp cho trẻ một chiếc chăn mỏng.
- Các tác nhân gây dị ứng
Một số tác nhân: mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi sơn…cũng có thể là nguyên nhân khiến bé khóc đêm nhiều hơn, do mũi trẻ khó chịu, ngứa ngáy.
Khi các tác nhân này xuất hiện khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình và quấy khóc. Các mẹ nên chú ý, dọn dẹp sạch sẽ, thông thoáng phòng bé ngủ, hạn chế các tác nhân khiến trẻ khó chịu để trẻ thoải mái và sâu giấc hơn.
- Tiếng ồn
Trẻ rất nhạy cảm với những tiếng ồn và âm thanh, nên trẻ dễ giật mình và quấy khóc đêm. Các mẹ nên chú ý, ban đêm mọi vật đều yên tĩnh, một tiếng động hay âm thanh nào đó cũng có thể khiến bé khó chịu, giật mình tỉnh giấc, thiếu cảm giác an toàn, vậy nên trẻ sẽ quấy khóc để “ cầu cứu” mẹ.
- Rời mẹ đột ngột
Việc mẹ rời bé đột ngột cũng có thể là nguyên nhân khiến bé khóc đêm. Mẹ là người gần gũi, tiếp xúc với bé nhiều nhất, bé đã quen với việc có mẹ bên cạnh, khi mẹ không có bên cạnh, bé có cảm giác bất an, thiếu an toàn, lo lắng, nên trẻ sẽ quấy khóc để “đòi” mẹ.
- Tâm trạng của người lớn
Thêm nữa, nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm đó là tâm trạng của những người lớn trong gia đình.

Hàng ngày, người bé tiếp xúc với mọi người, do đó bé cũng bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của mọi người, nhất là mẹ.
Khi mẹ tức giận, lo lắng, buồn bã cũng ảnh hưởng tới trẻ rất nhiều. Và điều này khiến bé lo lắng, bất an ngay cả khi bé ngủ, khiến bé ngủ không ngon giấc, giật mình và quấy khóc.
- Trẻ hiếu động
Nếu ban ngày trẻ nô nghịch quá mức, có thể khiến trẻ khóc đêm nhiều hơn. Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, nên khả năng chịu các ức chế, kích thích còn kém.
Nếu ban ngày mẹ cho bé hoạt động quá mức, thì bé sẽ duy trì trạng thái hưng phấn đó khi đi ngủ, điều đó khiến trẻ có thể bị giật mình và la hét vào ban đêm.
Hậu quả không ngờ tới khi trẻ khóc đêm
Trẻ khóc đêm bất thường, không rõ nguyên nhân, trẻ ngủ hay giật mình khóc thét, trẻ quấy khóc đêm không chịu ngủ kéo dài liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ, và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ

- Ngủ không ngon giấc, giấc ngủ bị gián đoạn khiến hormon tăng trưởng suy giảm khiến con chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.
- Khả năng nhận thức kém: Khóc đêm nhiều dễ dẫn đến tình trạng trí não yếu ớt, chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng nhận thức, học tập.
- Hệ thống miễn dịch và hệ thống tiêu hoá của trẻ bị ức chế.
- Trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc có thể dẫn tới những hành vi bất thường về sau như: rối loạn tăng động, thiếu tập trung, hay cáu kỉnh, lo âu,…
- Trường hợp trẻ khóc đêm dữ dội, không dứt, khóc khàn tiếng hay kèm theo triệu chứng như: co giật khi ngủ, hoảng sợ… mẹ cần lưu ý xem xét đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Ảnh hưởng đến mẹ và những người chăm sóc
- Trẻ sơ sinh khóc đêm khiến cho cha mẹ stress, mệt mỏi, cáu gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của cả gia đình. Thậm chí có thể tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
- Mất sữa do mẹ bị stress vì trẻ khóc đêm và phải thường xuyên thức đêm chăm con nên sức khỏe của mẹ không được đảm bảo.
Giải pháp “cứu cánh” khi trẻ khóc đêm triền miên
Trẻ hay khóc đêm phải làm sao? Trẻ khóc đêm thiếu chất gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ với hy vọng tìm ra cách trị trẻ khóc đêm hiệu quả.
Để hạn chế hiện tượng trẻ đang ngủ tự nhiên khóc, quấy khóc đêm nhiều, mẹ hãy tham khảo một số mẹo và cách chữa dân gian sau.
Những mẹo nhỏ “xoa dịu” tiếng khóc của trẻ
- Phương pháp tiếp xúc “da kề da”:
Theo nghiên cứu, tiếp xúc “da kề da” giữa mẹ và bé trong khoảng 20 phút cũng khiến bé cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Mẹ có thể cởi bỏ hết quần áo của trẻ, cho trẻ nằm trên ngực trần của mẹ, nghiêng về một bên và đắp một cái chăn mỏng ở trên. Nếu hàng ngày bé được nằm trên ngực trần của mẹ, khiến bé giảm bớt căng thẳng và quấy khóc ít hơn. - Tập cho trẻ nhận biết ngày và đêm
Ánh sáng có vai trò vô cùng quan trọng đối với giấc ngủ của trẻ. Do mẹ, chỉ cần linh động điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp với ngày và đêm, mẹ sẽ cải thiện được phần nào tình trạng khóc đêm ở trẻ.
Ban ngày, mẹ để đèn sáng, mở hết cửa sổ, tương tác nhiều với trẻ. Ban đêm, thường từ 19 giờ, mẹ hay tắt hết đèn đến sáng hôm sau, chỉ để đèn ngủ nhỏ giúp mẹ pha sữa và trông chừng bé, các hoạt động giảm tối thiểu phát ra âm thanh ảnh hưởng đến trẻ.
- Không cho trẻ vận động quá sức vào ban ngày hay trước khi đi ngủ
Đối với trẻ sơ sinh, hệ thần kinh còn khá yếu và nhạy cảm. Nếu ban ngày trẻ vui chơi quá mức khiến các tế bào não hưng phấn nhiều, đêm trẻ sẽ rất khó ngủ. Tương tự, nếu trẻ bị la mắng, quát nạt vào ban ngày, đêm trẻ cũng hay vặn mình quấy khóc, giật mình tỉnh giấc. - Tạo âm thanh quen thuộc
Khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã quen với những âm thanh nhẹ nhàng, đều đều lặp đi lặp lại. Vậy nên một âm thanh tương tự như những gì trẻ nghe thấy trong bụng mẹ có thể làm cho trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái khiến bé nhanh buồn ngủ, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. - Massage cho trẻ
Massage khiến trẻ cảm thấy dễ chịu, thư giãn hơn nên sẽ ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Mẹ hay xoa tay, chân, lưng, ngực và mặt cho trẻ trước khi tắm hoặc trước khi đi ngủ.
Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm bằng “tuyệt chiêu” dân gian
Cách 1: Theo kinh nghiệm được truyền lại, chỉ cần đặt một ít cỏ ở bờ giếng (cỏ chai…) hay một ít rơm, dưới chiếu giường của mẹ và bé (không được để cho mẹ biết), sau 1-2 đêm bé sẽ hết khóc đêm.

Cách 2: Nếu trẻ khóc dai dẳng cả đêm, mẹ hãy dùng một ít lá chè tươi (búp chè non), mang rửa sạch và tự tay đặt vào rốn của bé, dùng một ít băng quấn lại. Sau 1 vài hôm tình trạng khóc đêm sẽ chấm dứt.
Cách 3: Mẹ có thể dùng khoảng 4gr hạt bìm bìm đã được tán nhỏ, hoà với nước và bôi lên rốn trẻ.
Cách 4: Mẹ lấy khoảng 5g gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và thái chỉ rồi cho vào cốc. Sau đó, mẹ đổ một ít nước sôi vào hãm khoảng 5 phút rồi bỏ 15g đường đỏ vào khuấy đều, cho bé uống trong ngày và trước khi bé đi ngủ.
Cách 5: Mẹ hãy dùng một ít lá trầu không hơ ấm và đặt vào rốn bé. Sau đó hãy để bé nằm lên người mẹ để hơi ấm của mẹ có thể truyền sang con. Phương pháp này sẽ giúp con bớt khóc đêm và ngủ ngon giấc hơn.
Một giấc ngủ trọn vẹn thật sự quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Những trẻ khóc đêm kéo dài, ngủ không ngon giấc sẽ có nhiều “thiệt thòi” so với những đứa trẻ được ngủ đủ giấc.
Bởi vậy, mẹ hãy cố gắng cải thiện giấc ngủ cho con, chấm dứt tình trạng khóc đêm, tạo điều kiện phát triển toàn diện cho con.